Thành viên của đoàn thám hiểm Cuộc_thám_hiểm_của_Lewis_và_Clark

  1. Đại úy Meriwether Lewis — thư ký riêng của Tổng thống Thomas Jefferson và trưởng đoàn thám hiểm.
  2. Trung úy William Clark — chia quyền lãnh đạo đoàn thám hiểm, mặc dù theo kỹ thuật là người đứng hạng hai lãnh đạo đoàn thám hiểm.
  3. York — người nô lệ của Clark (thường được nói trong nhật ký của Clark như là một "người hầu cận").
  4. Trung sĩ Charles Floydhậu cần của đoàn thám hiểm; chết sớm trong chuyến đi. Ông là người duy nhất chết trong chuyến thám hiểm.
  5. Trung sĩ Patrick Gass — thợ mộc chính, được thăng cấp lên Trung sĩ khi Floyd mất.
  6. Trung sĩ John Ordway — có trách nhiệm cấp phát đồ dự trữ, sắp đặt phiên gác và giữ kỷ lục cho cuộc thám hiểm.
  7. Trung sĩ Nathaniel Hale Pryor — tiểu đội trưởng tiểu đội số 1; ông là người sử dụng quân luật đối với hai binh nhì John Collins và Hugh Hall.
  8. Hạ sĩ Richard Warfington — dẫn dắt đoàn người quay trở lại St. Louis năm 1805.
  9. Binh nhì John Boley — bị kỷ luật tại Trại Dubois và được giao nhiệm vụ với đoàn người quay trở về.
  1. Binh nhì William E. Bratton — phục vụ như thợ săn thú và thợ rèn.
  2. Binh nhì John Collins — có nhiều lần bị kỷ luật; ông ta bị xét xử theo quân luật vì đánh cắp rượu whiskey mà ông có nhiệm vụ trông coi.
  3. Binh nhì John Colter — bị kết tội nổi loạn đầu chuyến đi nhưng sau đó ông được xem là rất hữu dụng với vai trò thợ săn; ông nổi tiếng sau cuộc thám hiểm.
  4. Binh nhì Pierre Cruzatte — một người độc nhãn, chơi đàn violin kiểu Pháp và là một tay lái thuyền tài giỏi.
  5. Binh nhì John Dame
  6. Binh nhì Joseph Field — một thợ mộc và thợ săn tài giỏi, là anh em ruột của Reubin.
  7. Binh nhì Reubin Field — một thợ mộc và thợ săn tài giỏi, là anh em ruột của Joseph.
  8. Binh nhì Robert Frazer — giữa một nhật ký nhưng chưa bao giờ được xuất bản.
  9. Binh nhì George Gibson — một tay chơi đàn violin và một thợ săn giỏi; ông làm thông dịch viên (có lẽ qua ngôn ngữ dấu).
  10. Binh nhì Silas Goodrich — người đánh bắt cá chính của đoàn.
  11. Binh nhì Hugh Hall — bị quân luật cùng với John Collins vì đánh cắp rượu whiskey.
  12. Binh nhì Thomas Proctor Howard — bị quân luật vì biểu diễn cho người bản thổ thấy rằng bức tường thành của Đồn Mandan dễ trèo.
  13. Binh nhì François Labiche — người buôn da thú Pháp phục vụ với vai trò thông ngôn và người lái thuyền.
  14. Binh nhì Hugh McNeal — nhà thám hiểm da trắng đầu tiên đứng giang chân trên thượng nguồn của Sông Missouri trên Phân tuyến Lục địa.
  15. Binh nhì John Newman — bị quân luật và biệt giam vì "luôn miệng thốt ra những lời nói có tính nổi loạn và tội ác."
  16. Binh nhì John Potts — di dân người Đức.
  17. Binh nhì Moses B. Reed — tìm cách bỏ trốn vào tháng 8 năm 1804; bị kết tội đào ngũ và bị đuổi khỏi đoàn thám hiểm.
  18. Binh nhì John Robertson — thành viên của đoàn trong một thời gian ngắn.
  19. Binh nhì George Shannon — bị thất lạc hai lần trong suốt cuộc hành trình, một lần trong 16 ngày. Thành viên trẻ nhất của đoàn, mới 19 tuổi.
  20. Binh nhì John Shields — thợ rèn, thợ làm súng, và thợ mộc tài giỏi; cùng với John Colter, ông bị quân luật vì nổi loạn.
  21. Binh nhì John B. Thompson — có lẽ có chút kinh nghiệm với vai trò về thị sát.
  22. Binh nhì Howard Tunn — thợ săn và hoa tiêu.
  23. Binh nhì Ebenezer Tuttle — có lẽ là người được phái về ngày 12 tháng 6 năm 1804; nếu không thì ông cùng về với đoàn người trở về từ Đồn Mandan năm 1805.
  24. Binh nhì Peter M. Weiser — có một số vấn đề kỷ luật nhỏ tại Sông Dubois; ông được làm thành viên thường trực của đoàn.
  25. Binh nhì William Werner — bị truy tố vì vắng mặt không xin phép tại St. Charles, Missouri lúc khởi hành chuyến thám hiểm.
  26. Binh nhì Isaac White — có lẽ là người được phái về ngày 12 tháng 6 năm 1804; nếu không thì ông cùng về với đoàn người trở về từ Đồn Mandan năm 1805.
  27. Binh nhì Joseph Whitehouse — thường làm thợ may cho mọi người; ông có viết một nhật ký.
  28. Binh nhì Alexander Hamilton Willard — thợ rèn; giúp John Shields. Ông bị gấu trắng tấn công vào tháng 7 năm 1805 trong lúc đang khuân vác gần Thác Sông Missouri và được Clark và ba người khác cứu thoát.
  29. Binh nhì Richard Windsor — thường được giao nhiệm vụ săn bắn.
  30. Thông dịch viên Toussaint Charbonneau — Chồng của Sacagawea; phục vụ như một thông dịch viên và như thợ nấu ăn.
  31. Thông dịch viên Sacagawea — Vợ của Charbonneau; thông dịch tiếng Shoshone sang tiếng Hidatsa cho Charbonneau và là thành viên quý giá của đoàn.
  32. Jean Baptiste Charbonneau — Con trai của Charbonneau và Sacagawea, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1805; sự có mặt của đứa bé này đã giúp xua tan những nghi kị rằng đoàn thám hiểm là một đoàn quân chiến tranh, giúp đoàn thám hiểm đi qua những vùng đất của người da đỏ một cách bình yên.
  33. Thông dịch viên George Drouillard — thông thạo ngôn ngữ dấu của người bản thổ Mỹ, thợ săn giỏi nhất của đoàn.
  • "Seaman", con chó đen lớn giống Newfoundland của Lewis.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_thám_hiểm_của_Lewis_và_Clark http://www.edgate.com/lewisandclark/ http://www.lewis-and-clark-expedition.com http://www.lewisandclarkbyair.com/ http://www.nationalgeographic.com/lewisandclark/ http://www.urbanext.uiuc.edu/rivers/HOFlewisclark.... http://lewisandclarkjournals.unl.edu/ http://lewisandclarkjournals.unl.edu/images2.html http://lewisandclarkjournals.unl.edu/v02.appendix.... http://libtextcenter.unl.edu/examples/servlet/tran... http://www.loc.gov/exhibits/lewisandclark/lewis-la...